Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Tháng 04 : 290
Năm 2024 : 1.636
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sinh họat chuyên môn theo nghiên cứu bài học

Content

 

Hưởng ứng phong trào thi đua chào mừng ngày 26/3 ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

 

Hưởng ứng phong trào thi đua chào mừng ngày 26/3 ngày thành lập

 Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

 

Ngày 21/3/2019 hai tổ chuyên môn trường THCS Cẩm Xá tiến hành SHCM theo nghiên cứu bài học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, xây dựng kế hoạch và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

1. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là gì ?

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động GV cùng nhau học tập từ thực tế việc học của HS. Ở đó, GV cùng nhau thiết kế kế hoạch bài học, cùng dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ (tập trung chủ yếu vào việc học của HS) bài học. Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà GV đưa ra,… có ảnh hưởng đến việc học của HS. Trên cơ sở đó, GV được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, PPDH vào bài học hằng ngày một cách hiệu quả.

Triết lí SHCM dựa trên nghiên cứu bài học:

– Đảm bảo cơ hội học tập cho từng học sinh

– Đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho từng giáo viên

– Xây dựng cộng đồng nhà trường để đổi mới nhà trường

– Mỗi học sinh đến trường đều phải được học và học được

– Giáo viên phải chấp nhận mọi em học sinh với đặc điểm riêng của HS

Điều này tưởng như rất dễ và hiển nhiên, nhưng rất khó thực hiện

2 Sự khác nhau giữa sinh hoạt chuyên môn truyền thống và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

SHCM truyền thống

SHCM theo NCBH

  1. Mục đích

- Đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu chí từ các văn bản chỉ đạo của cấp trên.

- Người dự tập trung quan sát các hoạt động của GV để rút kinh nghiệm.

- Thống nhất cách dạy các dạng bài để tất cả GV trong từng khối thực hiện.

 

  1. Mục đích

- Không đánh giá xếp loại giờ dạy theo tiêu chí, quy định.

- Người dự giờ tập trung phân tích các hoạt động của HS để rút kinh nghiệm.

- Tạo cơ hội cho GV phát triển năng lực chuyên môn, tiềm năng sáng tạo của mình.

 

  1. Thiết kế bài dạy minh hoạ

- Bài dạy minh hoạ được phân công cho một GV thiết kế; được chuẩn bị, thiết kế theo đúng mẫu quy định.

- Nội dung bài học được thiết kế theo sát nội dung SGV, SGK, không linh hoạt xem có phù hợp với từng đối tượng HS không.

- Thiếu sự sáng tạo trong việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học.

Thiết kế bài dạy minh hoạ

- Bài dạy minh hoạ được các GV trong tổ thiết kế. Chủ động linh hoạt không phụ thuộc máy móc vào quy trình, các bước dạy học trong SGK, SGV.

- Các hoạt động trong thiết kế bài học cần đảm bảo được mục tiêu bài học, tạo cơ hội cho tất cả HS được tham gia bài học.

 

 

  1. Dạy minh hoạ, dự giờ

* Người dạy minh hoạ

- GV dạy hết các nội dung kiến thức trong bài học, bất luận nội dung kiến thức đó có phù hợp với HS không.

- GV áp đặt dạy học một chiều, máy móc: hỏi - đáp hoặc đọc - chép hoặc giải thích bằng lời.

- GV thực hiện đúng thời gian dự định cho mỗi hoạt động. Câu hỏi đặt ra thường yêu cầu HS trả lời theo đúng đáp án dự kiến trong giáo án (mang tính trình diễn).

* Người dự giờ

- Thường ngồi ở cuối lớp học quan sát người dạy như thế nào, ít chú ý đến những biểu hiện thái độ, tâm lí, hoạt động của HS.

  1. Dạy minh hoạ, dự giờ

* Người dạy minh hoạ

- Có thể là một GV tự nguyện hoặc một người được nhóm thiết kế lựa chọn.

- Thay mặt nhóm thiết kế thể hiện các ý tưởng đã thiết kế trong bài học.

- Quan tâm đến những khó khăn của HS.

- Kết quả giờ học là kết quả chung của cả nhóm.

 

 

 

 

* Người dự giờ

- Đứng ở vị trí thuận lợi để quan sát, ghi chép, sử dụng các kĩ thuật, chụp ảnh, quay phim…những hành vi, tâm lí, thái độ của HS để có dữ liệu phân tích việc học tập của HS.

  1. Thảo luận giờ dạy minh hoạ

- Các ý kiến nhận xét sau giờ học nhằm mục đích đánh giá, xếp loại GV.

    • Những ý kiến thảo luận, góp ý thường không đưa ra được giải pháp để cải thiện giờ dạy. GV dạy trở thành mục tiêu bị phân tích, mổ xẻ các thiếu sót.

- Không khí các buổi SHCM nặng nề, căng thẳng, quan hệ giữa các GV thiếu thân thiện.

    • Cuối buổi thảo luận người chủ trì tổng kết, thống nhất cách dạy chung cho các khối.

 

 

 

 

  1. Thảo luận giờdạy minh hoạ

- Người dạy chia sẻ mục tiêu bài học, những ý tưởng mới, những cảm nhận của mình qua giờ học.

- Người dự đưa ra các ý kiến nhận xét, góp ý về giờ học theo tinh thần trao đổi, chia sẻ, lắng nghe mang tính xây dựng; tập trung vào phân tích các hoạt động của HS và tìm các ra nguyên nhân.

- Không đánh giá, xếp loại người dạy mà coi đó là bài học chung để mỗi GV tự rút kinh nghiệm.

- Người chủ trì tôn trọng và lắng nghe tất cả ý kiến của GV, không áp đặt ý kiến của mình hoặc của một nhóm người. Tóm tắt các vấn đề thảo luận và đưa ra các biện pháp hỗ trợ HS.

Kết quả

*Đối với HS

- Kết quả học tập của HS ít được cải thiện.

- Quan hệ giữa các HS trong giờ học thiếu thân thiện, có sự phân biệt giữa HSG với HS yếu kém

 

*Đối với GV

- Các PPDH mà GV sử dụng thường mang tính hình thức, không hiệu quả. Do dạy học một chiều nên GV ít quan tâm đến HS .

- Quan hệ giữa GV và HS thiếu thân thiện, cởi mở.

- Quan hệ giữa các GV thiếu sự cảm thông, chia sẻ, luôn phủ nhận lẫn nhau.

  1. Kết quả

*Đối với HS

- Kết quả của HS được cải thiện.

- HS tự tin hơn, tham gia tích cực vào các hoạt động học, không có học sinh nào bị “bỏ quên”.

- Quan hệ giữa các học sinh trở nên thân thiện, gần gũi về khoảng cách kiến thức.

*Đối với GV

- Chủ động sáng tạo, tìm ra các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học.

- Tự nhận ra hạn chế của bản thân để điều chỉnh kịp thời.

- Quan tâm đến những khó khăn của HS, đặc biệt là HS yếu, kém.

- Quan hệ giữa đồng nghiệp trở nên gần gũi, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau.

* Đối với cán bộ quản lí – Cứng nhắc, theo đúng quy định chung. Không dám công nhận những ý tưởng mới, sáng tạo của GV.

- Quan hệ giữa cán bộ quản lí với GV là quan hệ mệnh lệnh, xa cách, hành chính…

 

 

*Đối với cán bộ quản lí – Đặt bài học lên hàng đầu, đánh giá sự linh hoạt sáng tạo của của từng GV.

- Có cơ hội bám sát chuyên môn, hiểu được nguyên nhân của những khó khăn trong quá trình dạy và học để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

- Quan hệ giữa cán bộ quản lí và GV gần gũi, gắn bó và chia sẻ.

 

3. Điều kiện đảm bảo cho sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:

- Hiệu trưởng.

- Giáo viên.

- Nhà trường.

4. Các bước tiến hành một buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

- Chuẩn bị bài dạy.

- Dạy minh họa và dự giờ.

- Thảo luận sau dự giờ:

Bước 1: GV dạy minh họa nêu mục tiêu của bài học, cách tiến hành, phương pháp, đồ dùng… và cảm nhận sau khi dạy bài học.

Bước 2: GV dự giờ chia sẻ ý kiến về bài dạy.

* Người chủ trì có thể gọi ý thảo luận khi cần thiết:

+ Những điều mình học được qua bài dạy minh họa?

+ Những khó khăn của học sinh gặp phải trong giờ học.

+ Mô tả những hiện tượng quan sát được, những biểu hiện cụ thể của HS như : Vẻ mặt, thái độ, hoạt động, sản phẩm…

+ Nguyên nhân của những khó khăn?

+ Giải pháp khắc phục những khó khăn?

+ Bài học có gì mới/ sáng tạo so với SGK và SGV, điều này được thể hiện qua kết quả học tập của HS như thế nào?

+ Các nội dung/ hoạt động học tập có phù hợp với khả năng nhận thức của HS không?

+ HS được quan tâm/ hỗ trợ như thế nào?

+ HS có cơ hội liên hệ kiến thức đã biết để hình thành kiến thức mới như thế nào/

+ Các em có cơ hội giúp đỡ nhau trong học tập không? nếu có thì đó là trường hợp HS nào?

5. Một số kỹ thuật sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.

5.1 Chọn vị trí quan sát:

– Người dự giờ nên đứng ở vị trí có thể quan sát HS một cách tốt nhất.

– Người dự giờ có thể ở hai bên hoặc phía trước lớp học.

5.2 Ghi chép khi dự giờ:

– Ghi chép biểu hiện tâm lý, thái độ, hành vi của một số HS.

– Tránh việc chỉ quan tâm ghi chép tiến trình và ghi tất cả nội dung, lời nói của GV… theo như cách dự giờ truyền thống.

– Sử dụng phiếu quan sát:

Nội dung hoạt động

Biểu hiện của HS

Nguyên nhân, biện pháp

Hoạt động 1 :- Tên hoạt động.

- Nội dung hoạt động, nhiệm vụ, câu hỏi, bài tập,…

Hoạt động 2:

 

- Cảm xúc, thái độ, hành vi, trả lời câu hỏi

- Bài tập, sản phẩm

Vì ….

Nên….

Có thể là ….

5.3 Quan sát khi dự giờ:

Người dự tập trung quan sát việc học của HS là chủ yếu và trả lời được các câu hỏi gợi ý sau:

+ Thái độ của HS khi tham gia học thể hiện qua nét mặt, hành vi như thế nào? (thích thú, tích cực, chán nản, uể oải,…)

+ Khả năng thực hiện các nhiệm vụ học tập có vừa sức đối với HS không? HS có hiểu lời hướng dẫn của GV không?

+ Sự tương tác giữa các HS trong giờ học như thế nào?

+ Hoạt động nào HS hứng thú hay không hứng thú? Vì sao?

+ Hoạt động nào thu hút được tất cả học sinh tham gia? Vì sao?

+ GV làm thế nào để cuốn hút HS tham gia?

+ Những HS nào chưa/ không tham gia vào hoạt động?

  

  

 Qua hoạt động SHCM theo nghiên cứu bài học tại trường THCS Cẩm Xá, hai tổ chuyên môn đã rút được rất nhiều kinh nghiệm trong bài dạy nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, phấn đấu đưa thành tích nhà trường ngày càng lên cao.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip