Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 85
Tháng 01 : 208
Năm 2025 : 208
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

SÂN KHẤU HÓA TRUYỆN DÂN GIAN

Hoạt động ngoại khóa trong nhà trường nói chung và hoạt động ngoại khóa văn học nói riêng là một việc làm cần thiết, rất bổ ích và không thể thiếu trong quá trình dạy học

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO MÔN NGỮ VĂN

SÂN KHẤU HÓA TRUYỆN DÂN GIAN

 

Hoạt động ngoại khóa trong nhà trường nói chung và hoạt động ngoại khóa văn học nói riêng là một việc làm cần thiết, rất bổ ích và không thể thiếu trong quá trình dạy học. Bởi lẽ, đây là dịp để học sinh khắc sâu kiến thức, rèn kỹ năng cảm thụ tác phẩm, kỹ năng “hóa thân” vào nhân vật văn học. Xuất phát từ mục đích đó, Trường THCS Cẩm Xá đã tổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn với chủ đề “ Sân khấu hóa truyện dân giancho HS lớp 6.

 

 Trên cơ sở nền tảng cốt truyện của các tác phẩm VHDG, bằng sự tưởng tượng phong phú các em đã sáng tạo rất tốt trong phần chuyển thể kịch bản sân khấu: có nhân vật, có lời thoại sắc sảo, hợp lí và đặc biệt có cao trào của kịch, tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn người xem. Có truyền thuyết “Thánh Gióng” được chuyển thành kịch, đậm chất hài hước, đáng yêu nhưng vẫn không phá vỡ ý nghĩa của cốt truyện.

Có truyện ngụ ngôn rất ít lời thoại như “Thầy bói xem voi” được các em chuyển thể thành công qua lời của các nhân vật để hóa thân y hệt. Có câu chuyện cổ tích ngắn gọn “Tấm Cám” ngoài chương trình cũng được các em xây dựng, dàn dựng thành kịch bản sân khấu đậm chất nhân văn…

 

Có thể nói rằng, hoạt động TNST đã tạo thêm hứng thú, kích thích tư duy sáng tạo cho các em rất nhiều: không chỉ sáng tạo trong chuyển thể kịch bản mà còn sáng tạo trong lực chọn trang phục sao cho phù hợp với nhân vật và nội dung câu chuyện : Có trang phục phải mượn nhưng cũng có trang phục do các em tự kiếm tìm, tự làm.

Đặc biệt với kỹ năng hóa thân tốt, với lối diễn xuất tự nhiên, các em đã đem đến những tác phẩm chuyển thể mang đậm tính nghệ thuật, gây được cảm xúc cho người xem và điều quan trọng giúp các em hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về các tác phẩm văn học. Qua đó, giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, yêu cội nguồn dân tộc, yêu thương con người, biết quý trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của cha ông, của nhân loại… Bởi các tác phẩm văn học được đưa vào nhà trường không chỉ có giá trị thẩm mĩ văn chương mà còn hàm chứa trong đó những giá trị tốt đẹp đầy tính nhân văn.

 


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip